icon_dropdown_mobilearrow_dropdown
Arrow_Search.svg
notification
Nhật Ký Hiểu Mình Hiểu Con

Tổng hợp các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển khỏe mạnh, chóng lớn

07:11 03/08/2024

Tổng hợp các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển khỏe mạnh, chóng lớn

Ăn dặm là thời điểm vô cùng quan trọng đối với con. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn khoa học, giúp con phát triển khoẻ mạnh. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, được chia thành từng giai đoạn khác nhau.

Khi nào thì trẻ có thể ăn dặm?

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi đạt khoảng 5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, khi hệ tiêu hóa của con bắt đầu phát triển đủ để tiêu hóa thức ăn ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. 

Trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi đạt khoảng 5 tháng tuổi

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu cho con ăn những thức ăn mềm như: Ngũ cốc pha sữa, rau củ xay nhuyễn, …

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng độ tuổi

Tùy thuộc vào mỗi thời điểm, các thực phẩm ăn dặm của con sẽ khác nhau. Để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, bạn có thể sử dụng những loại rau củ như củ cải, cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà, …

Cụ thể, ta sẽ có 4 giai đoạn chính để xây dựng thực đơn như sau:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 5-6 tháng tuổi

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn ăn dặm, bé chỉ nên ăn 1 bữa/ ngày. Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm lỏng và mịn. Lý do là vì bé chỉ mới tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa và tập phản xạ với việc nuốt thức ăn. 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 5-6 tháng tuổi

Lượng sữa mà con cần phải tiêu thụ mỗi ngày:

  • Trẻ bú mẹ: Cho con bú theo nhu cầu.
  • Trẻ uống sữa công thức: Mỗi ngày 6 cữ, mỗi cữ uống từ 90 – 120ml.

Số bữa ăn/ngày:

  • 1 bữa/ngày vào gần bữa trưa (10 giờ). 
  • Lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g và các loại thực phẩm giàu chất đạm 5 – 10g.

Lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho con 5 – 6 tháng tuổi:

  • Khi nấu cháo trắng cho bé, mẹ nên áp dụng tỷ lệ 1 phần gạo với 10 phần nước hoặc 1 phần cơm với 4,5 phần nước. Lưu ý rằng tỷ lệ này phù hợp với những nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu bạn nấu bằng nồi thường, cần thêm nước để tránh cháo bị đặc quá mức.
  • Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được nêm muối vào thức ăn của bé. Thay vào đó, mẹ có thể chọn các loại cá có thịt màu trắng như: Cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá thu, hoặc cá chẽm. Khi bé đã quen với việc ăn dặm sau 1 đến 2 tuần, hãy đảm bảo xây dựng các bữa ăn dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm chất: tinh bột (gạo, miến, mì, bún), đạm (thịt, cá, đậu…), và chất xơ (rau, củ, quả).
  • Ngoài ra, bố mẹ còn có thể nạo nhuyễn những loại trái cây giàu dưỡng chất để làm món tráng miệng như: Bơ, chuối, xoài, đu đủ chín, dưa hấu, lê, táo, …

Đọc thêm bài viết: Phương pháp nuôi con EASY là gì? Hướng dẫn cách nuôi con theo phương pháp easy

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 7 – 8 tháng

Từ 7 đến 8 tháng là thời điểm bé đã có thể dễ dàng nuốt thức ăn thô. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn sau đó nghiền nát là bé đã có thể ăn rồi.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 7 – 8 tháng

Lượng sữa: 

  • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú tùy vào nhu cầu.
  • Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ ngày (lượng sữa tùy thuộc vào nhu cầu của bé).

Số bữa ăn/ngày: Mỗi ngày, bạn nên cho bé uống 2 bữa/ngày, thời điểm thích hợp là sáng và chiều. Ở đây, lượng thức ăn cần được tăng dần: cháo: 40 – 70g, rau: 25g, đạm: 10 – 15g.

Khi nấu cháo, bạn nên nấu theo theo tỷ lệ: 1 gạo : 7 nước hoặc 1 cơm : 3 nước. Ngoài cháo, bé đã có thể ăn thêm bún, miến, mì, … (lưu ý cắt nhỏ để bé dễ nuốt).

Ngoài các loại rau củ như trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng, bạn có thể thêm các thực phẩm như: cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi, ... thái nhuyễn. Đối với bé 7 – 8 tháng, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm như: Thịt nạc (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), gan, ... Hãy cho bé ăn từng ít một để kiểm tra xem bé có dị ứng với loại thức ăn nào không.

Với các loại trái cây, bạn hãy cắt thành miếng dài để con tự cầm, nắm. Việc này giúp cho bé học được cách để điều chỉnh cắn miếng trái cây sao cho phù hợp để có thể nhai và nuốt dễ dàng.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ giai đoạn 9 đến 11 tháng tuổi cũng sẽ có sự thay đổi. Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết cắn, nhau bằng nướu và dùng lưỡi để đè nát thức ăn. Bạn có thể hầm thêm các loại rau củ, thái nhỏ để con dễ nhai và nuốt. Đặc biệt, các món ăn đã có thể nêm thêm một chút gia vị.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi

Lượng sữa: 

  • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú dựa theo nhu cầu.
  • Trẻ uống sữa công thức: gồm có 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml).

Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày, lượng thức ăn/bữa: cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu cho ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.

Lưu ý khi chế biến thức ăn:

  • Cháo đặc được nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 5 nước hoặc 1 cơm : 2 nước.
  • Hấp hoặc luộc chín rau củ và quả, sau đó, bạn hãy thái chúng thành từng thanh dài để con cầm ăn.
  • Đối với thịt heo, gà, bò, tôm, … bạn hãy hấp chín, xé thành sợi hoặc giã nhỏ. 
  • Cá hấp chính, gỡ sạch xương rồi dằm nát.
  • Trái cây nên được thái thành thanh dài cỡ ngón tay út để bé dễ cầm ăn. Nho cần được bóc vỏ và chẻ làm đôi theo chiều dọc để tránh hóc. Cam, quýt, bưởi nên loại bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Ở giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi, bé đã mọc nhiều răng hơn nên đã có thể nhai và nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Thức ăn của bé không cần phải nấu quá mềm. Khi bé đã biết cầm nắm thức ăn thuần thục, bạn có thể bắt đầu cho bé dùng thìa để tự xúc thức ăn, giúp bé tự lập và có thể tự ăn một mình.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho trẻ giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Nếu con đã cai sữa mẹ thì nên bổ sung thêm 2 bữa phụ mỗi ngày. Đối với các bé uống sữa công thức, bạn cần tập trung cho con uống sữa bằng ly, bình được vệ sinh sạch sẽ, nên tập cho con tự mình uống nước và sữa như người lớn.

Lượng thức ăn:

  • 3 bữa chính mỗi ngày (sáng, trưa, chiều) + 2 bữa phụ.
  • Cơm nát: 80 – 90g
  • Đạm: Cá, tôm cua: 15 – 18g, lòng đỏ trứng: 2/3 quả, thịt lợn, thịt bò: 5 – 18g, đậu phụ: 50g
  • Rau: 40 – 50g

Lưu ý khi tiến hành chế biến thức ăn cho bé:

  • Cơm nát được nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 2 nước hoặc 1 cơm: 1 nước.
  • Đối với những loại rau củ quả khác như: cà rốt, đậu que, ngô non, … bạn hãy luộc hoặc hấp. Sau đó, bạn hãy cắt khúc cho bé ăn.
  • Các loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, … nên được thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến để bé dễ cắn. Bé ở giai đoạn này đã có thể ăn tôm (luộc hoặc hấp chín, bóc vỏ để nguyên con) và sò.
  • Trái cây tráng miệng: Thái thành thanh dài hoặc những miếng nhỏ để bé tự cầm ăn.

Các chất dinh dưỡng cần phải có trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé

Thực phẩm cung cấp bột đường

Đối với nhóm thực phẩm cung cấp bột đường, mẹ có thể sử dụng gạo tám, gạo tẻ, phở, bún, bánh đa, … giúp cho bữa ăn trở nên phong phú hơn.

Thực phẩm cung cấp chất đạm

Trong những tháng bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn các thực phẩm cung cấp đạm như: lòng đỏ trứng gà và thịt nạc (gà hoặc lợn). Ở các tháng tiếp theo, hãy bổ sung cho con đa dạng thực phẩm hơn, bao gồm: cua, tôm, cá, thịt bò, …

Các chất dinh dưỡng cần phải có trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé

Thực phẩm cung cấp chất béo

Chất béo là nhóm chất cần thiết đối với hoạt động chuyển hoá chất đạm. Chính vì vậy, nhóm thực phẩm này vô cùng quan trọng mà mẹ cần bổ sung vào thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Một số thực phẩm bổ sung giàu chất béo lành mạnh gồm: cá hồi, đậu nành, mè, mỡ lợn, mỡ gà, …

Thực phẩm cung cấp nhóm chất xơ và vitamin

Chất xơ và vitamin rất quan trọng cho sự phát triển và tiêu hóa của bé. Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên bổ sung rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất này. Một số lựa chọn tốt bao gồm bắp cải, su su, súp lơ xanh, khoai lang, cải bó xôi, cà chua, bí đỏ, và các loại trái cây như bơ, chuối, táo, lê.

Các thực phẩm bổ dưỡng khác

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm món các loại bánh ăn dặm vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng để bổ sung vào thực đơn cho bé yêu. Bánh gạo ăn dặm BeanStalk là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn dặm của con. Đây là sản phẩm nổi tiếng của Nhật Bản giúp bổ sung canxi, sắt và lợi khuẩn dồi dào cho bé, cân bằng hoàn hảo 3 nhóm chất cần thiết yếu trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt, bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên, KHÔNG CHỨA chất bảo quản, tạo màu nhân tạo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Beanstalk không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn kích thích vị giác của bé. Sản phẩm hiện đang được bán tại nobinobi.  Luôn đảm bảo an toàn cho con trẻ với giá cả rất phải chăng, phù hợp với túi tiền đa số các bà mẹ Việt. nobinobi cam kết cung cấp các sản phẩm chuẩn Nhật, nhập khẩu chính ngạch, giao hàng nhanh chóng, đổi trả miễn phí trong 20 ngày.

Bố mẹ có thể lựa chọn cho con các sản phẩm:

  • Bánh gạo rong biển Hijiki và Aonori: Hộp 5 gói x 2 miếng, 20g
  • Bánh gạo cá mòi: Hộp 4 gói x 15g
  • Bánh gạo bổ sung Sắt: Hộp 3 gói x 5g
  • Bánh trứng Bolo 6 loại rau: Hộp 5 gói x 2 miếng, 20g
  • Bánh trứng Bolo bổ sung Canxi: Hộp 4 gói x 15g
  • Bánh trứng Bolo bổ sung lợi khuẩn: Hộp 4 gói x 15g

Bánh gạo ăn dặm BeanStalk

Các ưu điểm của việc ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời:

  • Phát triển vị giác: Trẻ học cách phân biệt mùi vị của từng món ăn nhờ việc nấu riêng biệt.
  • Kỹ năng xử lý thức ăn: Tăng độ thô của thực phẩm giúp trẻ cải thiện kỹ năng nhai.
  • Tự lập: Trẻ học thói quen ăn nghiêm túc mà không cần mẹ dỗ dành hay phân tâm.
  • Dễ nhận biết dị ứng: Nấu riêng từng món giúp dễ dàng phát hiện và khắc phục sự cố dị ứng thức ăn.

Những lưu ý mẹ cần phải nhớ khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ cần nhớ để xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật hoàn hảo cho con:

  • Khẩu phần ăn dặm: Bắt đầu với 1 bữa/ngày.
  • Nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ: Chiếm đến 90% tổng dinh dưỡng của bé.
  • Độ thô của cháo: Nấu với tỷ lệ 1 phần gạo: 10 phần nước.
  • Tinh bột: Ngày đầu cho bé ăn 5ml/ngày, sau đó tăng thêm 5ml mỗi 3 ngày.
  • Lượng đạm: 5 – 10g/ngày (bao gồm đậu phụ, lòng đỏ trứng, thịt cá trắng).
  • Rau xanh: 5 – 20g/ngày (như bắp cải, su su, súp lơ xanh, khoai lang, cải bó xôi, su hào, cà chua, bí đỏ, cà rốt…).
  • Trái cây: Cắt miếng vừa ăn cho trái cây mềm như bơ, chuối; hấp qua trái cây cứng như táo, lê để bé dễ ăn hơn.

Trên đây, nobinobi đã chia sẻ đến mẹ những thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tốt nhất cho con. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thể xây dựng cho con chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo con phát triển toàn diện.