Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị ướt? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại nhà
Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị ướt? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả tại nhà
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là một triệu chứng khá phổ biến nhưng vẫn gây lo lắng cho nhiều ba mẹ vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng cho con. Trong bài viết này, nobinobi mời ba mẹ cùng tham khảo một số thông tin liên quan đến triệu chứng này cũng như cách chăm sóc vùng rốn của con tại nhà sao cho hiệu quả và an toàn nhất.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có gây nguy hiểm gì không?
Rốn của bé sơ sinh sau khi đủ khô sẽ rụng tự nhiên, trước khi rốn rụng, đây vốn là một vết thương hở nên có một chút máu chảy ra từ gốc rốn là bình thường và các bác sĩ khuyên rằng ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi đã rụng và có thể kèm theo các triệu chứng như sưng tấy, có dịch, mủ hay có mùi hôi,... thì ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và theo dõi.
Việc rốn bị ẩm ướt có thể gây ra những triệu chứng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như nhiễm trùng rốn, hoại tử rốn, uốn ván rốn,... thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ sơ sinh vốn có đề kháng còn kém, cuống rốn lại là vị trí yếu ớt, dễ bị vi khuẩn, vi trùng tấn công. Do đó, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm và đưa trẻ đi bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu lạ từ bộ phận này.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là như thế nào? Nguyên nhân
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là tình trạng thường xảy ra do các nguyên nhân sau đây.
Nhiễm trùng nấm Candida
Nhiễm nấm Candida là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng. Biểu hiện phổ biến của tình trạng này là trẻ bị đau, ngứa hoặc nóng rát ở vùng rốn. Tình trạng nhiễm trùng do nấm Candida thường diễn ra rất nhanh, đặc biệt là nếu vùng rốn của con bị ẩm. Nếu lượng nấm phát triển quá nhiều, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng.
Nhiễm trùng vi khuẩn
Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt đó là bị nhiễm khuẩn. Nếu bị nhiễm trùng vi khuẩn, vùng rốn của trẻ có thể gặp phải các tình trạng như: đau, sưng, có dịch màu vàng giống mủ. Tình trạng nhiễm khuẩn cũng có thể khiến rốn của bé có mùi hôi.
Ống niệu quản bị hở, không được đóng khít
Ống niệu quản chưa đóng khít cũng là nguyên nhân khiến rốn của bé có mùi và luôn trong trạng thái ẩm ướt. Sở dĩ có tình trạng này là do ống niệu quản nối bàng quang với dây rốn. Việc ống niệu quản không được đóng khít sẽ khiến rốn bị chảy nước, có mùi, từ đó gây ra tình trạng ẩm ướt và viêm nhiễm.
Hướng dẫn cách xử lý hiện tượng rốn trẻ bị ướt hiệu quả
Khi nhận thấy rốn trẻ bị ướt, bước đầu tiên ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa cho con hàng ngày, sau đó thấm khô và giữ vùng này luôn khô ráo, sạch sẽ. Tiếp theo, ba mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn thêm về việc sử dụng thuốc giúp khô rốn hoặc thực hiện các thao tác chuyên khoa khác. Cha mẹ lưu ý:
Bên cạnh đó, để giúp rốn con khô nhanh hơn, ba mẹ lưu ý cần:
- Luôn giữ cho rốn của con sạch sẽ và khô thoáng.
- Không cọ xát khi vệ sinh rốn cho con, thay vào đó nên xoay nhẹ tăm bông.
- Trước khi vệ sinh rốn cho con, cần rửa sạch tay với nước sạch và xà phòng.
- Khi thay quần áo hoặc tã cho trẻ, tránh chà xát vào phần rốn của con.
Các cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khô nhanh tại nhà
Để chăm sóc rốn của con tốt hơn, nhất là trong khi rốn đã rụng mà vẫn còn ướt, mẹ có thể lựa chọn các loại tăm bông thấm dầu và tăm bông kết dính từ thương hiệu nobinobi. Là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm mẹ và bé chuẩn Nhật, nobinobi hiện đang là nhà phân phối độc quyền tăm bông SmartAngel kháng khuẩn, chuyên dụng cho việc vệ sinh vùng rốn với các sản phẩm tăm bông thấm dầu và tăm bông kết dính.
Rốn của con là vùng vô cùng non nớt và dễ bị trầy xước hoặc nhiễm trùng nếu sử dụng các loại tăm bông thông thường để vệ sinh. Hiểu được điều đó, tăm bông SmartAngel đã được thấm sẵn lớp dầu ô liu để giúp rốn con có độ ẩm phù hợp và giúp lấy đi bụi bẩn một cách dễ dàng, nhẹ nhàng hơn mà không gây tổn thương. Tăm bông SmartAngel an toàn và có kháng khuẩn tốt, có thành phần lành tính, an toàn cho sức khỏe của bé như dầu khoáng, dầu ô liu,... nên được rất nhiều mẹ hiện đại tin chọn.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Trên thực tế, các ba mẹ cần lưu ý rằng không chỉ khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt mới cần chú ý và quan sát. Trong trường hợp nhận thấy các dấu hiệu sau đây, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để tránh việc bé gặp phải các diễn biến sức khỏe tiêu cực hơn:
- Rốn tiết ra các dịch, mủ và mùi hôi gây khó chịu có thể là biểu hiện của việc rốn đang bị nhiễm trùng. Thông thường, tình trạng này còn đi kèm với việc rốn bị sưng, chảy máu khó hoặc không cầm được.
- Ốn xuất hiện các khối u, hình dạng bất thường có thể trẻ đang gặp hội chứng thoát vị rốn. Khối u lồi này không gây đau đớn và có thể tự lành khi trẻ lên 4 tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài quá lâu, ba mẹ sẽ cần đưa bé đi khám và thực hiện phẫu thuật để đưa khối thoát vị vào trong.
- Nếu rốn trẻ sơ sinh bị ướt kéo dài kèm theo rỉ máu bất thường, kéo dài hơn 1 phút ở vị trí giữa hay chân rốn sau khi rụng thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Các câu hỏi liên quan đến vấn đề rốn trẻ sơ sinh bị ướt
Khi nhận thấy rốn trẻ bị ướt, chảy dịch vàng hay sưng tấy,... ba mẹ cần đặc biệt lưu ý và quan sát thêm hoặc đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ sớm hơn, tránh khiến tình trạng tệ hơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con. Ngoài ra, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt mà ba mẹ có thể tham khảo.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có liên quan gì đến chế độ ăn của mẹ đang cho con bú không?
Nguyên nhân gây ra tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị ướt thường do quá trình vệ sinh rốn cho trẻ chưa đúng, ba mẹ vô tình làm ướt vùng này khi tắm cho con mà không làm khô kịp thời hoặc rốn con bị chà xát do quần áo, tã quá chặt. Theo đó, tình trạng này không liên quan đến chế độ ăn của mẹ khi đang cho con bú.
Liệu rốn trẻ sơ sinh bị ướt có ảnh hưởng đến việc tắm cho bé không?
Kể cả trong điều kiện bình thường, rốn của con vẫn là một vị trí nhạy cảm. Do đó, nếu rốn của con bị thấm nước khi tắm, đặc biệt là trong trường hợp rốn của trẻ đang bị ướt có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn, vi trùng phát triển, dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, tốt nhất nên tránh làm ướt rốn của trẻ sơ sinh khi tắm hay cho trẻ ngâm bồn để bảo vệ sức khỏe của con tốt hơn.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé không?
Việc rốn trẻ bị ướt có thể gây sưng đỏ, tấy, đau và ngứa tùy theo trường hợp khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nếu không xử lý kịp thời, con có thể bị hành sốt nhẹ, đau đớn, khó ngủ sâu, ngủ hay giật mình,... Do đó, nếu quan sát con có các biểu hiện như vùng rốn tiết dịch, sưng đỏ mạnh, con quấy khóc liên tục, ba mẹ cần lập tức đưa con đi bác sĩ để trẻ được thăm khám và chăm sóc đúng cách kịp thời.
Như nobinobi đã vừa cùng ba mẹ tìm hiểu, rốn trẻ sơ sinh bị ướt khá thường gặp, nhất là trong vòng 1 đến 2 tuần sau khi con rụng rốn tự nhiên. Để tránh con bị viêm, nhiễm trùng hay gặp phải các biến chứng nặng hơn, ba mẹ nên cẩn thận quan sát các biểu hiện của con để kịp thời thăm khám, cũng như vệ sinh vùng rốn cho trẻ tại nhà đúng cách để giúp con tự lành rốn tốt hơn.